Thuốc Tenormin 50mg AstraZeneca điều trị tăng huyết áp, loạn nhịp tim (2 vỉ x 14 viên)

Quy cách

Hộp 2 Vỉ x 14 Viên

Thành phần

Atenolol

Chỉ định

Thiếu máu cơ tim , Cao huyết áp , Cơn đau thắt ngực

Chống chỉ định

Hội chứng suy nút xoang, Suy gan, Suy thận, Dị ứng thuốc, Nhồi máu cơ tim, Suy tim, Block nhĩ thất

Xuất xứ thương hiệu

Anh

Nhà sản xuất

Astra

Số đăng ký

VN-12854-11

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Tenormin 50 mg với hoạt chất chính là atenolol 50mg, dạng viên nén bao film hộp 2 vỉ, vỉ 14 viên do công ty AstraZeneca UK Limited sản xuất.

Tenormin được chỉ định trong các trường hợp tăng huyết áp, đau thắt ngực, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim cấp.

Có SĐK là VN – 5753 – 01.

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bản khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm đang được chú ý, có 78 người thêm vào giỏ hàng & 49 người đang xem

NHÀ THUỐC PHARMAGO CAM KẾT

Thuốc Tenormin 50mg là gì ?

Thành phần của Thuốc Tenormin 50mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Atenolol

50-mg

Công dụng của Thuốc Tenormin 50mg

Chỉ định

Thuốc Tenormin 50mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Ðiều trị tăng huyết áp.
  • Ðiều trị đau thắt ngực.
  • Điều trị loạn nhịp tim.
  • Điều trị nhồi máu cơ tim. Can thiệp ở giai đoạn sớm cũng như giai đoạn muộn của nhồi máu cơ tim.

Dược lực học

Atenolol là một thuốc ức chế thụ thể beta – adrenergic với tác động chủ yếu lên thụ thể beta 1. Thuốc không có tác động ổn định màng và không có hoạt tính giao cảm nội tại (chất chủ vận một phần).

Dược động học

Sự hấp thu atenolol qua đường uống là hằng định nhưng không hoàn toàn (khoảng 40 – 50%), đạt được nồng độ đỉnh trong huyết tương 2 – 4 giờ sau khi dùng thuốc. Nồng độ atenolol trong máu là hằng định và ít biến thiên. Chuyển hóa atenolol ở gan không đáng kể và hơn 90% lượng hấp thu đi vào hệ tuần hoàn mà không bị biến đổi. Thời gian bán hủy ở huyết tương là khoảng 6 giờ nhưng có thể lâu hơn khi tổn thương thận nặng vì thận là đường đào thải thuốc chủ yếu. Khả năng thâm nhập mô của atenolol rất kém do nó ít tan trong lipid và nồng độ thuốc ở mô não khá thấp. Mức độ kết hợp protein huyết tương thấp (khoảng 3%).

Cách dùng Thuốc Tenormin 50mg

Cách dùng

Thuốc Tenormin 50 mg được dùng bằng đường uống, có hoặc không có thức ăn, theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Liều dùng

Liều phải được điều chỉnh theo từng bệnh nhân với liều khởi đầu thấp có thể được. Xem hướng dẫn dưới đây:

Người lớn:

Tăng huyết áp:

Một viên/ngày. Đa số bệnh nhân đáp ứng với liều 100 mg, uống 1 lần duy nhất/ngày. Tuy nhiên một số bệnh nhân sẽ đáp ứng với liều 50 mg, uống 1 lần duy nhất/ngày. 

Đau thắt ngực:

Đa số bệnh nhân bị cơn đau thắt ngực sẽ đáp ứng với liều uống 100 mg, 1 lần/ngày hoặc 50 mg, 2 lần/ngày. Việc tăng liều ít có khả năng làm tăng thêm hiệu quả.

Loạn nhịp tim:

Tenormin 50 mg đường uống được sử dụng để duy trì sau khi bệnh nhân đã kiểm soát được loạn nhịp tim bằng tenormin đường tĩnh mạch, với liều 50 – 100 mg, 1 lần duy nhất trong ngày.

Nhồi máu cơ tim:

Can thiệp sớm sau nhồi máu cơ tim cấp: Tenormin 50 mg đường uống được sử dụng sau khi sử dụng Tenormin đường tĩnh mạch được 15 phút, miễn là không có tác dụng ngoại ý xảy ra sau khi tiêm tĩnh mạch. Liệu trình được tiếp tục với 50 mg dạng uống 12 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch và 12 giờ tiếp sau đó là 100 mg dạng uống, 1 lần/ngày. Nếu xảy ra nhịp tim chậm và/hoặc tụt huyết áp cần phải điều trị, hoặc có bất kỳ tác dụng ngoại ý nào, nên ngưng Tenormin. 

Can thiệp trễ sau nhồi máu cơ tim cấp: Đối với những bệnh nhân nhập viện vài ngày sau khi bị nhồi máu cơ tim cấp, Tenormin dạng uống (100 mg mỗi ngày) nên được chỉ định để phòng ngừa lâu dài nhồi máu cơ tim.

Người cao tuổi 

Liều lượng yêu cầu có thể giảm, đặc biệt ở bệnh nhân có tổn thương chức năng thận. 

Trẻ em 

Chưa có kinh nghiệm về sử dụng Tenormin ở trẻ em do đó không nên dùng thuốc cho trẻ em. 

Bệnh nhân suy thận 

Vì Tenormin được thải qua thận, nên giảm liều trong trường hợp có tổn thương nặng chức năng thận. Tenormin tích lũy không đáng kể ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinine lớn hơn 35 ml/phút/1,73 m2 (giới hạn bình thường là 100 – 150 ml/phút/1,73 m2). 

Ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinine từ 15 – 35 ml/phút/1,73m2 (tương ứng với creatinine huyết thanh từ 300 – 600 mcmol/lít), liều uống nên là 50 mg mỗi ngày và liều tiêm tĩnh mạch là 10 mg, 1 lần mỗi 2 ngày. 

Ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinine < 15 ml/phút/1,73m2 (tương ứng với creatinine huyết thanh > 600 mcmol/lít) nên giảm liều uống đến 25 mg/ngày hoặc 50 mg cách ngày và liều tiêm mạch là 10 mg, 1 lần mỗi 4 ngày. 

Ở bệnh nhân thẩm phân máu, nên cho uống 50 mg sau mỗi lần thẩm phân dưới sự giám sát của bệnh viện vì tụt huyết áp rõ có thể xảy ra.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm chậm nhịp tim, tụt huyết áp, suy tim cấp và co thắt phế quản.

Điều trị tổng quát nên bao gồm:

Theo dõi chặt chẽ, điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt, rửa dạ dày, than hoạt tính và thuốc nhuận tràng để ngăn cản sự hấp thu của thuốc vẫn còn ở đường tiêu hóa, sử dụng huyết tương hoặc chất thay thế huyết tương để điều trị tụt huyết áp và sốc. Có thể xem xét sử dụng phương pháp thấm phân máu hoặc truyền máu. Nhịp tim chậm quá mức có thể được giải quyết bằng atropine 1 – 2 mg tiêm tĩnh mạch và/hoặc máy tạo nhịp tim. Nếu cần thiết, có thể tiêm tĩnh mạch thêm 10 mg glucagon. Nếu cần, có thể nhắc lại hoặc truyền tĩnh mạch tiếp glucagon 1 – 10 mg/giờ tùy đáp ứng. Nếu không có đáp ứng với glucagon hoặc không có sẵn glucagon, có thể truyền tĩnh mạch một thuốc kích thích thụ thể beta như dobutamine 2,5 – 10 mcg/kg/phút.

Dobutamine, do có tác động kích thích co bóp cơ tim, nên cũng có thể được dùng điều trị tụt huyết áp và suy tim cấp. Các liều lượng này có thể không đủ để trung hòa tác dụng trên tim của thuốc ức chế thụ thể beta nếu đã uống quá liều một lượng thuốc lớn. Do đó cần phải tăng liều dobutamine nếu cần thiết để có được đáp ứng mong muốn tùy.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Tenormin, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Rối loạn tại tim: Chậm nhịp tim.

  • Rối loạn mạch: Lạnh đầu chi.

  • Rối loạn tiêu hóa.

  • Rối loạn tổng quát và tình trạng tại vị trí dùng thuốc: Mệt mỏi.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Rối loạn tâm thần: Rối loạn giấc ngủ theo kiểu đã được ghi nhận với các thuốc chẹn beta khác.

  • Các chỉ số xét nghiệm: Tăng nồng độ men transaminase.

Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000

  • Rối loạn tại tim: Suy tim nặng thêm, làm bộc phát sự tắc dẫn truyền trong tim (block tim).

  • Rối loạn mạch: Tụt huyết áp tư thế có thể kèm theo ngất, đau khập khiễng cách hồi có thể tăng nếu đã bị trước đó, hội chứng Raynaud trên bệnh nhân nhạy cảm.

  • Rối loạn hệ thần kinh: Choáng váng, nhức đầu, dị cảm.

  • Rối loạn tâm thần: Thay đổi tâm tính, ác mộng, lú lẫn, loạn thần và ảo giác.

  • Rối loạn tiêu hóa: Khô miệng.

  • Rối loạn hệ gan mật: Nhiễm độc gan kể cả ứ mật trong gan.

  • Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Ban xuất huyết, giảm tiểu cầu.

  • Rối loạn da và mô dưới da: Rụng tóc, phản ứng đa dạng vảy nến, làm nặng thêm bệnh vảy nến, ban da.

  • Rối loạn về mắt: Khô mắt, rối loạn thị giác.

  • Rối loạn hệ sinh sản và tuyến vú: Bất lực.

  • Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Co thắt phế quản có thể xảy ra ở những bệnh nhân hen phế quản hoặc có tiền sử bệnh hen.

Rất hiếm gặp ADR < 1/10000

Các chỉ số xét nghiệm: Ghi nhận tăng ANA (kháng thể kháng nhân), tuy nhiên mối liên quan về mặt lâm sàng chưa được rõ ràng.

(Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.)

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Tenormin 50 mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với atenolol hoặc bất kỳ với thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân có nhịp tim chậm (< 45 nhịp/phút), sốc do tim, tụt huyết áp, nhiễm toan chuyển hóa, rối loạn tuần hoàn động mạch ngoại vi nặng , block tim độ 2 hoặc độ 3, hội chứng suy nút xoang, u tế bào ưa crôm chưa được điều trị, suy tim không kiểm soát.

Thận trọng khi sử dụng

Tenormin cũng như các thuốc chẹn beta khác:

  • Không nên ngưng thuốc đột ngột. Liều nên được giảm dần trong khoảng thời gian 7 – 14 ngày để việc giảm liều thuốc chẹn beta được thuận tiện hơn. Bệnh nhân nên được theo dõi trong khi giảm liều, đặc biệt là đối với bệnh nhân mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ.

  • Khi bệnh nhân có kế hoạch phẫu thuật và có quyết định ngưng điều trị bằng thuốc chẹn beta, việc ngưng thuốc phải được thực hiện tối thiểu 24 giờ trước khi phẫu thuật. Nên tiến hành đánh giá nguy cơ/ lợi ích khi ngưng thuốc ở thời điểm này.

  • Mặc dầu chống chỉ định trong suy tim không kiểm soát được, có thể dùng thuốc ở những bệnh nhân có dấu hiệu suy tim đã được kiểm soát. Cần thận trọng ở những bệnh nhân có dự trữ cơ tim kém.

  • Có thể làm tăng tần suất và thời gian của các cơn đau thắt ngực ở những bệnh nhân đau thắt ngực thể prinzmetal do tác động co thắt động mạch vành qua trung gian thụ thể alpha không còn bị đối kháng. Tenormin là thuốc chẹn beta chọn lọc trên thụ thể beta 1, nên việc sử dụng thuốc có thể được cân nhắc mặc dù phải đặc biệt thận trọng.

  • Mặc dầu chống chỉ định trong rối loạn tuần hoàn động mạch ngoại vi nặng (chống chỉ định), thuốc có thể làm trầm trọng thêm rối loạn tuần hoàn động mạch ngoại vi thể ít nặng.

  • Do tác dụng ức chế trên thời gian dẫn truyền cơ tim, cần thận trọng khi dùng thuốc ở bệnh nhân block tim độ 1.

  • Có thể che lấp dấu hiệu nhiễm độc giáp.

  • Làm giảm nhịp tim, là kết quả của tác dụng dược lý của thuốc. Ở một số hiếm trường hợp, khi mà bệnh nhân đã được điều trị có các triệu chứng gây ra do nhịp tim chậm và mạch giảm xuống thấp hơn 50 – 55 nhịp/phút lúc nghỉ, nên giảm liều.

  • Có thể gây phản ứng nặng hơn đối với các dị ứng nguyên khác nhau khi được dùng ở những bệnh nhân có tiền sử sốc phản vệ đối với các dị ứng nguyên này. Những bệnh nhân này có thể không đáp ứng với liều adrenaline thường dùng để điều trị các phản ứng dị ứng.

  • Có thể gây ra phản ứng quá mẫn kể cả phù mạch và nổi mề đay.

  • Thận trọng khi sử dụng ở người cao tuổi, nên khởi đầu bằng liều thấp (xem liều dùng và cách dùng).

Vì Tenormin được tiết ra thận, nên giảm liều ở bệnh nhân có hệ số thanh thải creatinin < 35 ml/phút/1,7 m2.

Mặc dù thuốc chẹn beta chọn lọc trên tim (beta 1) có thể ít ảnh hưởng đến chức năng phổi so với các thuốc chẹn beta không chọn lọc, nhưng cũng như các thuốc chẹn beta, nên tránh dùng thuốc cho bệnh nhân mắc bệnh tắc nghẽn đường hô hấp có thể hồi phục trừ khi có lý do lâm sàng bắt buộc sử dụng. Khi có thể sử dụng, việc dùng Tenormin cũng cần phải thận trọng. Tăng kháng lực đường hô hấp đôi khi có thể xảy ra ở những bệnh nhân hen và tình trạng này thường được trung hòa khi dùng liều thuốc giãn phế quản thông thường như salbutamol hoặc isoprenaline.

Cũng như các thuốc chẹn beta khác, nếu bệnh nhân mắc bệnh u tế bào ưa crôm, nên dùng một thuốc chẹn alpha đồng thời.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Việc sử dụng Tenormin dường như không gây suy giảm khả năng lái xe hay vận hành máy móc của bệnh nhân. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thuốc có thể gây choáng váng hoặc mệt mỏi.

Thời kỳ mang thai 

Tenormin đi qua hàng rào nhau thai và xuất hiện trong máu của dây rốn. Chưa có công trình nghiên cứu nào được tiến hành về việc sử dụng Tenormin ở 3 tháng đầu thai kỳ và không thể loại trừ khả năng tổn hại thai nhi. Tenormin đã được sử dụng dưới sự theo dõi chặt chẽ để điều trị tăng huyết áp ở 3 tháng cuối thai kỳ. Dùng Tenormin ở phụ nữ có thai để điều trị tăng huyết áp từ nhẹ đến trung bình có liên quan đến tình trạng chậm phát triển của thai nhi. Việc sử dụng Tenormin ở phụ nữ đang hay có khả năng có thai cần phải cân nhắc giữa lợi và hại, đặc biệt là trong ba tháng đầu và giữa thai kỳ, vì nói chung thuốc chẹn beta có liên quan đến việc giảm tưới máu nhau thai có thể dẫn đến thai chết trong tử cung và sanh non. 

Thời kỳ cho con bú

Tenormin tích tụ một cách đáng kể trong sữa mẹ. Trẻ sơ sinh có nguy cơ giảm đường huyết và nhịp tim chậm nếu bà mẹ dùng Tenormin lúc sanh hoặc khi cho trẻ bú .

Tương tác thuốc

Dùng phối hợp thuốc chẹn beta và các thuốc chẹn kênh canxi có tác dụng ức chế co bóp cơ tim như verapamil, diltiazem có thể dẫn đến tăng các tác động này, đặc biệt ở những bệnh nhân tổn thương chức năng tâm thất và/hoặc rối loạn dẫn truyền nhĩ thất hoặc dẫn truyền xoang nhĩ. Điều này có thể dẫn đến tụt huyết áp nặng, chậm nhịp tim và suy tim. Không nên dùng cùng lúc thuốc chẹn beta và thuốc chẹn canxi có tác dụng ức chế co bóp cơ tim. Trong vòng 48 giờ sau khi ngưng một trong hai loại thuốc, không được tiêm tĩnh mạch thuốc kia. 

Điều trị đồng thời với dihydropyridin, như nifedipine, có thể làm tăng nguy cơ tụt huyết áp và suy tim có thể xảy ra ở những bệnh nhân có suy tim tiềm ẩn.

Các thuốc digitalis glycosides khi kết hợp với các thuốc chẹn beta có thể làm tăng thời gian dẫn truyền nhĩ thất.

Thuốc chẹn beta có thể làm trầm trọng tình trạng tăng huyết áp do phản ứng dội mà phản ứng này có thể xảy ra khi ngưng clonidine. Nếu cả hai thuốc cũng được sử dụng, nên ngưng thuốc chẹn beta vài ngày trước khi ngưng clonidine. Nếu thay thế clonidine bằng thuốc chẹn beta, nên ngưng clonidine vài ngày trước khi dùng thuốc chẹn beta (xem thêm thông tin kê toa của clonidine). 

Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I (như disopyramide) và amiodarone có khả năng tác động đến thời gian dẫn truyền nhĩ và gây tăng tác dụng ức chế co bóp cơ tim. 

Dùng phối hợp với các thuốc cường giao cảm, ví dụ như adrenaline, có thể làm mất tác dụng của thuốc chẹn beta. 

Dùng phối hợp với insulin và thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống có thể dẫn đến làm tăng tác động hạ đường huyết của các thuốc này. Triệu chứng hạ đường huyết, đặc biệt nhịp tim nhanh, có thể bị che lấp (xem lưu ý và thận trọng đặc biệt khi dùng). 

Dùng phối hợp các thuốc ức chế men tổng hợp prostaglandin (Ví dụ: Ibuprofen, indomethacin) có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của thuốc chẹn beta. Thận trọng khi sử dụng kết hợp thuốc gây mê với Tenormin. Chuyên viên gây mê cần được thông báo khi có sự phối hợp này và chọn thuốc gây mê có càng ít tác dụng ức chế co bóp cơ tim càng tốt. Việc phối hợp thuốc chẹn beta với các thuốc gây mê có thể làm giảm nhịp tim nhanh phản xạ và làm tăng nguy cơ tụt huyết áp. Cần tránh dùng các thuốc gây mê gây suy nhược cơ tim.

Bảo quản

Tenormin viên nén: Không bảo quản trên 25°C. Tránh ánh sáng và ẩm.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thuốc Tenormin 50mg AstraZeneca điều trị tăng huyết áp, loạn nhịp tim (2 vỉ x 14 viên)”